Từ khi chính phủ Philipines công bố mở thầu nhập gạo với số lượng ngay trong những tháng cuối năm 2009 đã tạo nên cơn sốt gạo trên thị trường thế giới. Trong ba đợt mở thầu gần đây nhất (một đợt vào đầu tháng 11 và hai đợt đầu tháng 12), giá gạo mà các nước trúng thầu cung cấp cho Philipines lên tới 625 USD-692 USD/tấn loại 25%.
Ngày 15.12 tới đây, nước này tiếp tục mở thầu thêm 600.000 tấn, nhiều chuyên giá dự báo giá gạo sẽ tiếp tục tăng lên dự kiến trên 700 USD/tấn. Cùng với Philipines, do mất mùa từ ảnh hưởng thiên tai, chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra thông tin nhập 3 triệu tấn gạo trong năm 2010. Tuy sau này thông tin này được đính chính lại là không nhập nữa, nhưng ngay sau đó lại quyết định xoá bỏ thuế nhập khẩu gạo càng khiến thị trường gạo nóng sốt bất thường.
Giá chỉ sốt ở Philipnes
Việc giá gạo tăng khá mạnh ở những hợp đồng giao dịch tại thị trường Philipines mấy tuần vừa qua đã rõ, nhưng đi sâu vào tìm hiểu giá chung của thế giới thì không hề thấy có biến động lớn như vậy. Trong tháng 7 - 8. 2009, giá gạo Việt Nam được khách hàng nước ngoài giao dịch thương mại thành công 420-430 USD/tấn loại 5%, 350 USD/tấn loại 25% tấm. Trong tháng 9 - 11, tăng đột ngột lên 510-530 USD/tấn gạo 5%. Tuy nhiên, mức giá 520-530 USD/tấn đứng im từ đầu tháng 11 đến nay mà không hề có biến động theo giá trúng thầu diện hợp đồng tập trung tại Philipines.
Ông Phạm Văn Bảy, giám đốc công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang còn cho hay, không chỉ đứng giá, các giao dịch thương mại cũng im hơi lặng tiếng suốt một tháng trở lại đây. “Khách hàng nước ngoài không hỏi mua gạo, chẳng doanh nghiệp trong nước nào bán được gạo lúc này”- ông Bảy nói thêm. Ông Lê Tuấn, giám đốc công ty Imex Cửu Long - Vĩnh Long cho biết thêm, dù tồn kho vài chục ngàn tấn, doanh nghiệp muốn bán gạo nhưng không thể tìm ra đối tác mua.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trầm lắng giao dịch gạo ở thị trường thương mại. Một chuyên gia trong ngành gạo phân tích, thông thường những tháng cuối năm nhu cầu mua gạo thế giới chỉ còn lại thị trường Châu Phi. Nhưng do khủng hoảng kinh tế, các nước này không có tiền mua, hơn nữa với mặt bằng giá trúng thầu tại Philipines quá cao như vậy nên họ còn canh chừng, chưa dám mạo hiểm giao dịch. Còn theo ông Phạm Văn Bảy, nếu trường hợp có khách hàng hỏi mua gạo lúc này thì cũng rất khó định ra mức giá phù hợp. Bởi lấy giá trúng thầu tại thị trường Philipines thì quá cao, còn giá theo tháng 11 (510-530 USD/tấn gạo 5%, 450 USD/tấn gạo 25%) thì so với giá nguyên liệu hiện nay, doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Chính vì những lý do trên nên lúc này, theo ông Bảy, cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu còn canh chừng thị trường, chưa quyết định giao dịch.
Gạo trong nước dựa hơi tăng giá
Từ đầu tháng 11 đến nay, thị trường gạo bán lẻ nội địa cũng tăng khá mạnh, mức tăng giao động từ 1.000-3.000đ/kg tùy loại. Tuy nhiên, nếu so sánh chủng loại gạo tiêu thụ tại thị trường trong nước với gạo xuất khẩu thì rõ ràng có sự khác nhau. Hiện nay gạo mà doanh nghiệp đưa đi xuất khẩu, giá lên tới trên 600 USD/tấn, tương đương trên 11.000đ/kg là gạo thường - hay còn gọi là nở xốp, cơm cứng, không thơm. Loại gạo này chỉ sử dụng làm bún, bánh tráng, thậm chí có năm thừa gạo như 2008 doanh nghiệp còn mua làm thức ăn gia súc. Còn gạo mà đa số gia đình thành thị đang ăn là gạo thơm.
Thị trường gạo thơm được lấy từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu một phần ở Camphuchia như giống lúa Khaodacmali (hay còn gọi là thơm thái, hương lài). Theo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), kết thúc tháng 11.2009, các tỉnh ĐBSCL thu hoạch xong diện tích lúa thu đông, sản lượng khoảng 2 triệu tấn. Dự kiến trong tháng 12 và tháng 1.2010 tiếp sẽ thu hoạch xong diện tích lúa mùa, sản lượng khoảng 900.000 tấn. Lúa thu đông và lúa mùa trồng ở những vùng sản xuất 2 vụ/năm như Cần Đước, Cần Giuộc-Long An, Gò Công-Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng. Do thời gian sinh trưởng dài, khoảng 6 tháng nên giống lúa hai vụ này chủ yếu thuộc dòng thơm, dùng tiêu thụ trong nước và làm giống là chính. Tương tự, thời điểm này lúa mùa từ Camphuchia do trùng vụ gieo sạ với trong nước nên thương lái cũng đang nhập về khá nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Như vậy, mặc dù hai vụ lúa chính là đông xuất và hè thu đã thu hoạch xong, lúa trong dân hầu như không còn nhiều nhưng việc được tiếp ứng thêm khoảng 1,8 triệu tấn gạo lúa vụ mùa và thu đông nên lượng gạo thơm trên thị trường hiện còn khá dồi dào. Vấn đề là đối tượng nào đang nắm giữ và quyết định giá bán nguồn gạo này? Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố doanh nghiệp thành viên còn tồn kho trên dưới 1,4 triệu tấn gạo, nhưng tìm hiểu của SGTT, đa phần lượng gạo này thuộc dòng chất lượng thấp, phục vụ xuất khẩu chứ không phải gạo thơm đang tiêu thụ nhiều trên thị trường.
Ông Lê Tuấn, giám đốc công ty Imex Cửu Long cũng thừa nhận, dù tồn kho vài chục ngàn tấn gạo nhưng gạo thơm chí vỏn vẹn 1.000 tấn, dùng xuất khẩu là chính chứ không phải tiêu thụ nội địa. Anh Minh, chủ vựa gạo ở chợ Bắc Ninh, Thủ Đức cũng nói, anh lấy gạo thơm từ chợ gạo Cái Bè, Cai Lậy và Gò Công ở Tiền Giang về bán, chưa bao giờ biết đến nguồn từ doanh nghiệp xuất khẩu.
Từ những phân tích trên, ông Huỳnh Tiến Dũng, giám đốc kinh doanh công ty TNHH Minh Cát Tấn, đơn vị cung cấp thương thương hiệu gạo kim kê nổi tiếng trên thị trường cho rằng, giá gạo thơm trong nước bị đẩy lên quá cao là do giới kinh doanh đầu cơ, dựa hơi theo giá xuất khẩu chứ hoàn toàn không phải thiếu.
Theo SGTT
Gạo
Xuất khẩu lúa gạo Việt nam, giá cả thị trường lúa gạo, năng suất lúa gạo, sản xuất kinh doanh lúa gạo, giao gạo tận nhà, đại lý gạo, mua bán gạo, cửa hàng gạo, gao online, giống lúa gạo cao sản, tiệm bán gạo
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009
Không có chuyện khan hiếm gạo
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên khẳng định như trên khi trao đổi với Cổng TTĐT Chính phủ. Theo ông Biên, lượng gạo dự trữ của Việt Nam là hơn 1 triệu tấn, an toàn an ninh lương thực vẫn được đảm bảo.
Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) đã yêu cầu các đơn vị thành viên mở cửa hàng từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày; giá bán gạo phải thấp hơn giá thị trường 10% và phải niêm yết giá gạo công khai. Tổng công ty cũng cam kết với UBND TP.HCM nơi nào có dấu hiệu khan hiếm gạo, tổng công ty sẽ cho xe cung ứng hàng ngay lập tức, đảm bảo hàng đến tận tay người dân. Nhiều công ty cung ứng gạo cam kết có đủ gạo dự trữ, thừa sức đảm bảo bình ổn giá cho đến qua tết Canh Dần...
Hiện đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị vào vụ thu hoạch, do vậy không thể có chuyện khan hiếm gạo.
Theo Pháp Luật TPHCM Online
Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) đã yêu cầu các đơn vị thành viên mở cửa hàng từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày; giá bán gạo phải thấp hơn giá thị trường 10% và phải niêm yết giá gạo công khai. Tổng công ty cũng cam kết với UBND TP.HCM nơi nào có dấu hiệu khan hiếm gạo, tổng công ty sẽ cho xe cung ứng hàng ngay lập tức, đảm bảo hàng đến tận tay người dân. Nhiều công ty cung ứng gạo cam kết có đủ gạo dự trữ, thừa sức đảm bảo bình ổn giá cho đến qua tết Canh Dần...
Hiện đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị vào vụ thu hoạch, do vậy không thể có chuyện khan hiếm gạo.
Theo Pháp Luật TPHCM Online
Lúa gạo - luagao
Họ thu mua mỗi vụ hàng vài trăm tấn thóc để ăn chênh lệch nhưng với những biến động khôn lường của thị trường như vừa qua, những “đại lý làng” này như những con bạc thực sự…
Thóc lên xe, tiền rơi xuống
Lúc tôi đến, vợ chồng anh Phùng Xuân Phích ở thôn Cung Thuế (Kim Đường, Ứng Hoà, Hà Nội) đang mải mốt bê mấy bao thóc nhập kho. Hai căn nhà của anh chị đều biến thành kho thóc mỗi khi mùa đến. Lúa chất ngồn ngộn lên đến tận mái nhà, chỉ chừa có mỗi lối đi và cái bàn thờ. Khách vào nhà là phải… nhảy lên giường ngay còn muốn thoáng hơn, trải chiếu ra dưới gốc cây ở sân mà ngồi. Anh Phích bảo năm nay giá thóc diễn biến ngon lành quá nên… hỏng ăn.
“Đầu vụ, giá lúa Khang Dân, tạp giao là 40 (4.000đ/kg), được nửa tháng, giá lên 44, 45, 47 rồi leo đến 50. Ai cũng nghĩ giá dừng ở đấy, không ngờ khi đã 50 chỉ trong vòng có 10 ngày, nó vọt lên 60, 61, 62. Lúc ấy dân bán ra như vũ bão. Làng có hai đại lý thóc, vài ngày quần được cỡ 100 tấn. Cánh đại lý chúng tôi đong đuổi, bán đuổi, cứ chênh được dăm giá nhỏ là đẩy đi. Sáng có khi mấy chục tấn đầy kho nhưng chiều không còn một hột. Nhà chật nhiều khi cũng chẳng trữ được nên chúng tôi cứ đóng bao, trả tiền tươi rồi gửi luôn nhà dân. Xe về ăn hàng, cứ chạy một vòng quanh làng để bốc lúa. Xoay thế mà cũng không kịp bởi giá xuống nhanh quá, trong vài ngày còn có 57, đã thế họ lại còn không lấy hàng nữa. Hiện chúng tôi vẫn còn khoảng 40 tấn chưa bán được. Dân tình thì cứ lấy cái giá 60, 61 tuần trước để làm mốc nên đong tụt xuống dưới họ cũng không bán”.
Sở dĩ vợ chồng anh Phích năm nay không dám “ăn dầy” bởi cú ngã ngựa vụ trước. Năm kia, giá lúa gạo lên như diều, ai cũng tiếc rẻ không trữ được nên năm ngoái vợ chồng anh Phích ngay từ đầu vụ huy động một cục tiền lớn để gom hàng. 70 tấn lúa nhập kho với giá 56 từ đầu vụ đã làm vợ chồng anh vững tâm lắm. Không ngờ, thị trường ngày càng đi xuống. Giá rớt hàng ngày đã hoảng, càng căng hơn khi chủ nợ réo giục mỗi bữa. Bí thế, anh chị đành bán ra khi giá còn có 37. Cứ mỗi xe chất đủ 5 tấn thóc, ặc è phịt khói chạy ra khỏi cổng, thằng con nhỏ nhà anh lại chép miệng bảo: “Lại ra đi mất 6 triệu đồng rồi”. Đã thế tích trữ lúa lại rất hao hụt, một kho độ 20 tấn mất 5-7 tạ do chuột ăn. Nhà anh nuôi 4 con mèo quần thảo liên tục bên ngoài nhưng ở những khe kẹt nhỏ, mèo không len vào được, chuột chạy, nhai thóc cứ rào rào như tằm ăn rỗi.
Chúng ăn nhiều đến nỗi, xúc thóc đi, có đến vài tạ vỏ trấu và phân chuột. Chúng đái nhiều đến độ thóc mọc mầm, sinh mộng, hạt nào không nẩy mầm cũng sinh ra nanh vàng. Thóc ấy xát lợn còn chê hôi ngúng nguẩy quay mõm đi, chỉ còn nước bán rẻ thối cho cánh đấu thầu đầm mang tãi xuống ao cá ăn. Vụ đó, anh chị mất 100 triệu đồng, thế nên năm nay, họ không dám gom thì giá diễn biến ngon quá, tiếc đứt ruột. Giờ một số nông dân trong làng họ vay tiền để chi tiêu chứ nhất định không chịu bán thóc giá thấp, đợi lên cao mới bán. Khi giá lên đến 60, họ bán ra ào ào, vợ chồng anh Phích mua vào được 70 tấn mới bán được ½ giá đã chúc đầu đi xuống, lỗ 6-7 triệu. “Ai ngờ, giá đang lên phơi phới thế, ai cũng nhận định thóc phải đến 70 vì diễn biến, tốc độ tăng rất giống năm 2007. Đùng cái Chính phủ bảo bình ổn giá. Ti vi ra rả ở đâu có sốt gạo, sẽ cho xe đến dội gạo kéo giá xuống ngay”, anh Phích bảo.
Cách buôn bán của những đại lý thóc làng cũng đơn giản. Khách là những hàng xáo ở mạn Hoài Đức, Sơn Tây trong TP hoặc thậm chí tận Thái Nguyên, Bắc Giang…lắm khi chẳng biết mặt. Giao dịch qua điện thoại, hẹn giá thế này, chất lượng thế kia rồi cho lái xe xuống, ôm tiền đi mua. Thóc lên xe, tiền rơi xuống. Cứ thế mà diễn. Chẳng đặt cọc, chẳng ký hợp đồng gì sất. Khi giá xuống, dù có đặt hàng miệng rồi họ cũng đánh tháo. “Thôi thì đủ lý do, phổ biến nhất hỏng xe không về được, gọi chán vài hôm họ mới ngọt nhạt bảo: “Lúa dạo này ế quá, thư thư cho ít bữa”. Chúng tôi ở giữa là chết. Mua của dân bao nhiêu chẳng dám thiên thẹo, nói lời phải giữ lời kẻo về sau họ chẳng gọi bán cho mình nữa”. Vợ anh Phích kể. Vụ này, ăn non, anh chị cũng được cỡ 50-60 triệu lãi.
Ngân hàng trong dân
Để có vốn buôn thóc, anh chị Phích vay lãi tư nhân 1,2% trong thôn, bằng đúng mức lãi của ngân hàng. Đỉnh điểm vay 200-300 triệu vẫn ào ào, bởi hàng thóc gạo rất dễ vay. Mặt khác, khi dân cần tạm ứng chi tiêu, họ nhờ đại lý thóc vay hộ cũng với mức 1,2%, cuối vụ trả tiền hoặc thóc theo giá thị trường. Cả hai cùng có lợi nên huy động vốn cực dễ.
Dân Cung Thuế còn may hơn dân làng Tu Lễ bên cạnh vì bán được giá chứ mấy trăm tấn lúa giống ở đây bán rẻ quá. Chả là lúc bán 50, 51 cho các Cty giống xuất đi miền Trung, tự nhiên chỉ một hai tuần sau giá cứ ùng ục đi lên đến trên 60. Kể cũng nghịch lý, bán giống mà thua hẳn bán lúa thịt. Nhiều hộ nông dân xuất mấy tấn lúa giống một lúc, mất đứt 5-7 triệu trong vòng vài ngày, người cứ thơ thẩn tiếc.
Sang nhà ông Phạm Văn Tân ở làng Tu Lễ, lúa còn ự tràn ra sân, phủ tạm bạt che sương gió vì chưa bán được. Ông Tân bảo, làng có trên 600 mẫu ruộng, từ đầu vụ tới giờ ông đã gom trên 200 tấn nhưng trong dân vẫn còn đến 700-800 tấn nữa. Vụ trước ông gom lúa thật lực và đắng cay chịu lỗ 70 triệu đồng nên vụ này “chột” chẳng dám ôm nhiều. “Giá lúc thời điểm trên 6.000đ có 4-5 hôm, nhà khi ấy còn vài chục tấn không dám bán ra, hãi cũng không dám mua vào. Hàng chết dí một chỗ nên để tuột cơ hội trời cho trong tầm tay. Giờ giá lúa xuống, dân gọi mua nhiều hơn nhưng cũng chẳng tìm được đầu ra”,
Đến nhà đại lý Đinh Công Tư ở xã Minh Đức, tôi phải trèo… qua thóc để vào phòng khách vì hàng đã chất kín mấy gian bên ngoài. Vụ trước anh cắm sổ đỏ ở ngân hàng, vay vốn kích cầu thả phanh 1,75% mấy trăm triệu, vay trong dân lại kèm thêm nguồn vốn cả trăm triệu của đứa con đang lao động bên xứ Đài gửi về. Anh chị gom hàng trăm tấn thóc lúc giá 53, 54 sau xuống trên 30, bán đi lỗ mất đứt gần 200 triệu. Vụ này không dám trữ mấy thì giá lại lên. Vợ anh Tư chép miệng: “Biết thời thế thì đến trẻ con cũng làm được, có tiếc hùi hụi cũng chẳng làm gì được”. Trước vợ chuồng anh Tư chỉ đi cấy, chạy xe công nông chở thóc cho cánh đại lý, sau học lỏm kinh nghiệm cũng tự đứng ra làm để ăn vài phết phẩy. Thua đau ở vụ trước, vụ này anh chị cũng gỡ lại được dăm, sáu chục triệu nhưng chẳng biết mấy năm làm ăn suôn sẻ nữa mới đắp cho bằng cái lỗ 200 triệu.
Trong khi đi khắp vùng đa số nghe những cái tặc lưỡi tiếc rẻ chuyện không dám ôm lúa thì chỉ có bà Vui ở làng Thần xã Minh Đức vụ này trúng đậm. Từ đầu vụ bà đong đuổi, bán đuổi cả ngàn tấn mà trong hai kho giờ vẫn ăm ắp trên 200 tấn lúa của vụ trước đong với giá 36, 37 và đầu vụ này đong giá 41, 42. Khi sốt giá giống qua đi, bà vẫn không hề nao núng, vẫn găm hàng bởi nhận định giá sẽ còn lên vào dịp giáp Tết. Ngay cả với giá bán lúc này, nếu phá kho, bà đã cầm chắc trong tay mức lãi 400 triệu… Nhưng người trúng lớn trên “sòng bạc” lúa gạo như bà Vui, rất hiếm hoi.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
Thóc lên xe, tiền rơi xuống
Lúc tôi đến, vợ chồng anh Phùng Xuân Phích ở thôn Cung Thuế (Kim Đường, Ứng Hoà, Hà Nội) đang mải mốt bê mấy bao thóc nhập kho. Hai căn nhà của anh chị đều biến thành kho thóc mỗi khi mùa đến. Lúa chất ngồn ngộn lên đến tận mái nhà, chỉ chừa có mỗi lối đi và cái bàn thờ. Khách vào nhà là phải… nhảy lên giường ngay còn muốn thoáng hơn, trải chiếu ra dưới gốc cây ở sân mà ngồi. Anh Phích bảo năm nay giá thóc diễn biến ngon lành quá nên… hỏng ăn.
“Đầu vụ, giá lúa Khang Dân, tạp giao là 40 (4.000đ/kg), được nửa tháng, giá lên 44, 45, 47 rồi leo đến 50. Ai cũng nghĩ giá dừng ở đấy, không ngờ khi đã 50 chỉ trong vòng có 10 ngày, nó vọt lên 60, 61, 62. Lúc ấy dân bán ra như vũ bão. Làng có hai đại lý thóc, vài ngày quần được cỡ 100 tấn. Cánh đại lý chúng tôi đong đuổi, bán đuổi, cứ chênh được dăm giá nhỏ là đẩy đi. Sáng có khi mấy chục tấn đầy kho nhưng chiều không còn một hột. Nhà chật nhiều khi cũng chẳng trữ được nên chúng tôi cứ đóng bao, trả tiền tươi rồi gửi luôn nhà dân. Xe về ăn hàng, cứ chạy một vòng quanh làng để bốc lúa. Xoay thế mà cũng không kịp bởi giá xuống nhanh quá, trong vài ngày còn có 57, đã thế họ lại còn không lấy hàng nữa. Hiện chúng tôi vẫn còn khoảng 40 tấn chưa bán được. Dân tình thì cứ lấy cái giá 60, 61 tuần trước để làm mốc nên đong tụt xuống dưới họ cũng không bán”.
Sở dĩ vợ chồng anh Phích năm nay không dám “ăn dầy” bởi cú ngã ngựa vụ trước. Năm kia, giá lúa gạo lên như diều, ai cũng tiếc rẻ không trữ được nên năm ngoái vợ chồng anh Phích ngay từ đầu vụ huy động một cục tiền lớn để gom hàng. 70 tấn lúa nhập kho với giá 56 từ đầu vụ đã làm vợ chồng anh vững tâm lắm. Không ngờ, thị trường ngày càng đi xuống. Giá rớt hàng ngày đã hoảng, càng căng hơn khi chủ nợ réo giục mỗi bữa. Bí thế, anh chị đành bán ra khi giá còn có 37. Cứ mỗi xe chất đủ 5 tấn thóc, ặc è phịt khói chạy ra khỏi cổng, thằng con nhỏ nhà anh lại chép miệng bảo: “Lại ra đi mất 6 triệu đồng rồi”. Đã thế tích trữ lúa lại rất hao hụt, một kho độ 20 tấn mất 5-7 tạ do chuột ăn. Nhà anh nuôi 4 con mèo quần thảo liên tục bên ngoài nhưng ở những khe kẹt nhỏ, mèo không len vào được, chuột chạy, nhai thóc cứ rào rào như tằm ăn rỗi.
Chúng ăn nhiều đến nỗi, xúc thóc đi, có đến vài tạ vỏ trấu và phân chuột. Chúng đái nhiều đến độ thóc mọc mầm, sinh mộng, hạt nào không nẩy mầm cũng sinh ra nanh vàng. Thóc ấy xát lợn còn chê hôi ngúng nguẩy quay mõm đi, chỉ còn nước bán rẻ thối cho cánh đấu thầu đầm mang tãi xuống ao cá ăn. Vụ đó, anh chị mất 100 triệu đồng, thế nên năm nay, họ không dám gom thì giá diễn biến ngon quá, tiếc đứt ruột. Giờ một số nông dân trong làng họ vay tiền để chi tiêu chứ nhất định không chịu bán thóc giá thấp, đợi lên cao mới bán. Khi giá lên đến 60, họ bán ra ào ào, vợ chồng anh Phích mua vào được 70 tấn mới bán được ½ giá đã chúc đầu đi xuống, lỗ 6-7 triệu. “Ai ngờ, giá đang lên phơi phới thế, ai cũng nhận định thóc phải đến 70 vì diễn biến, tốc độ tăng rất giống năm 2007. Đùng cái Chính phủ bảo bình ổn giá. Ti vi ra rả ở đâu có sốt gạo, sẽ cho xe đến dội gạo kéo giá xuống ngay”, anh Phích bảo.
Cách buôn bán của những đại lý thóc làng cũng đơn giản. Khách là những hàng xáo ở mạn Hoài Đức, Sơn Tây trong TP hoặc thậm chí tận Thái Nguyên, Bắc Giang…lắm khi chẳng biết mặt. Giao dịch qua điện thoại, hẹn giá thế này, chất lượng thế kia rồi cho lái xe xuống, ôm tiền đi mua. Thóc lên xe, tiền rơi xuống. Cứ thế mà diễn. Chẳng đặt cọc, chẳng ký hợp đồng gì sất. Khi giá xuống, dù có đặt hàng miệng rồi họ cũng đánh tháo. “Thôi thì đủ lý do, phổ biến nhất hỏng xe không về được, gọi chán vài hôm họ mới ngọt nhạt bảo: “Lúa dạo này ế quá, thư thư cho ít bữa”. Chúng tôi ở giữa là chết. Mua của dân bao nhiêu chẳng dám thiên thẹo, nói lời phải giữ lời kẻo về sau họ chẳng gọi bán cho mình nữa”. Vợ anh Phích kể. Vụ này, ăn non, anh chị cũng được cỡ 50-60 triệu lãi.
Ngân hàng trong dân
Để có vốn buôn thóc, anh chị Phích vay lãi tư nhân 1,2% trong thôn, bằng đúng mức lãi của ngân hàng. Đỉnh điểm vay 200-300 triệu vẫn ào ào, bởi hàng thóc gạo rất dễ vay. Mặt khác, khi dân cần tạm ứng chi tiêu, họ nhờ đại lý thóc vay hộ cũng với mức 1,2%, cuối vụ trả tiền hoặc thóc theo giá thị trường. Cả hai cùng có lợi nên huy động vốn cực dễ.
Dân Cung Thuế còn may hơn dân làng Tu Lễ bên cạnh vì bán được giá chứ mấy trăm tấn lúa giống ở đây bán rẻ quá. Chả là lúc bán 50, 51 cho các Cty giống xuất đi miền Trung, tự nhiên chỉ một hai tuần sau giá cứ ùng ục đi lên đến trên 60. Kể cũng nghịch lý, bán giống mà thua hẳn bán lúa thịt. Nhiều hộ nông dân xuất mấy tấn lúa giống một lúc, mất đứt 5-7 triệu trong vòng vài ngày, người cứ thơ thẩn tiếc.
Sang nhà ông Phạm Văn Tân ở làng Tu Lễ, lúa còn ự tràn ra sân, phủ tạm bạt che sương gió vì chưa bán được. Ông Tân bảo, làng có trên 600 mẫu ruộng, từ đầu vụ tới giờ ông đã gom trên 200 tấn nhưng trong dân vẫn còn đến 700-800 tấn nữa. Vụ trước ông gom lúa thật lực và đắng cay chịu lỗ 70 triệu đồng nên vụ này “chột” chẳng dám ôm nhiều. “Giá lúc thời điểm trên 6.000đ có 4-5 hôm, nhà khi ấy còn vài chục tấn không dám bán ra, hãi cũng không dám mua vào. Hàng chết dí một chỗ nên để tuột cơ hội trời cho trong tầm tay. Giờ giá lúa xuống, dân gọi mua nhiều hơn nhưng cũng chẳng tìm được đầu ra”,
Đến nhà đại lý Đinh Công Tư ở xã Minh Đức, tôi phải trèo… qua thóc để vào phòng khách vì hàng đã chất kín mấy gian bên ngoài. Vụ trước anh cắm sổ đỏ ở ngân hàng, vay vốn kích cầu thả phanh 1,75% mấy trăm triệu, vay trong dân lại kèm thêm nguồn vốn cả trăm triệu của đứa con đang lao động bên xứ Đài gửi về. Anh chị gom hàng trăm tấn thóc lúc giá 53, 54 sau xuống trên 30, bán đi lỗ mất đứt gần 200 triệu. Vụ này không dám trữ mấy thì giá lại lên. Vợ anh Tư chép miệng: “Biết thời thế thì đến trẻ con cũng làm được, có tiếc hùi hụi cũng chẳng làm gì được”. Trước vợ chuồng anh Tư chỉ đi cấy, chạy xe công nông chở thóc cho cánh đại lý, sau học lỏm kinh nghiệm cũng tự đứng ra làm để ăn vài phết phẩy. Thua đau ở vụ trước, vụ này anh chị cũng gỡ lại được dăm, sáu chục triệu nhưng chẳng biết mấy năm làm ăn suôn sẻ nữa mới đắp cho bằng cái lỗ 200 triệu.
Trong khi đi khắp vùng đa số nghe những cái tặc lưỡi tiếc rẻ chuyện không dám ôm lúa thì chỉ có bà Vui ở làng Thần xã Minh Đức vụ này trúng đậm. Từ đầu vụ bà đong đuổi, bán đuổi cả ngàn tấn mà trong hai kho giờ vẫn ăm ắp trên 200 tấn lúa của vụ trước đong với giá 36, 37 và đầu vụ này đong giá 41, 42. Khi sốt giá giống qua đi, bà vẫn không hề nao núng, vẫn găm hàng bởi nhận định giá sẽ còn lên vào dịp giáp Tết. Ngay cả với giá bán lúc này, nếu phá kho, bà đã cầm chắc trong tay mức lãi 400 triệu… Nhưng người trúng lớn trên “sòng bạc” lúa gạo như bà Vui, rất hiếm hoi.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
Viet Nam Rice - Rice Vietnam - Riceonline
Rice is soul of Vietnamese, and rice make Vietnam known in the world. Vietnam is the second largest exporting country globally after Thailand.
Viet Nam is one of the word's original centres of rice cultivation, but surplus rice production was achieved only after the taming of the vast Mekong River Delta about 300 years ago. A popular Vietnamese proverb says
"In normal times, the scholars rank first, the farmers second. But during a famine, farmers are first, scholars second."
Translation vietnamese: "nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sỹ"
The Mua rice season lasts from May-August to September-December, He-Thu is from April-June to August-September; and Dong-Xuan takes place from December-February to April-June. Improved varieties of indica rice have been released for cultivation in Viet Nam, but special varieties such as Nep Mot, Tam Thom and Nang Huong are still popular. Commercial hybrid rice cultivation takes place mostly under irrigated conditions in the northern and central areas.
Viet Nam has been the world's second largest rice exporter since the mid-1990s, but rice farmers are still poor due to low rice prices. Diversification of the intensive rice system has been promoted to improve farmers' livelihoods.
The Vietnamese are among the world's top five rice consumers. Banh Chung - or glutinous rice cake - is a popular dish during the celebration of the Lunar New Year (Tet). According to legend, 3 000 years ago the sixth King of the Hung dynasty nominated as his heir the person who offered Banh Chung to him during Tet. Over the years, Banh Chung has evolved into many forms and shapes. Since cooking one Banh Chung takes as much time as 10 Banh Chung, people usually prepare them in abundance.
Viet Nam is one of the word's original centres of rice cultivation, but surplus rice production was achieved only after the taming of the vast Mekong River Delta about 300 years ago. A popular Vietnamese proverb says
"In normal times, the scholars rank first, the farmers second. But during a famine, farmers are first, scholars second."
Translation vietnamese: "nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sỹ"
The Mua rice season lasts from May-August to September-December, He-Thu is from April-June to August-September; and Dong-Xuan takes place from December-February to April-June. Improved varieties of indica rice have been released for cultivation in Viet Nam, but special varieties such as Nep Mot, Tam Thom and Nang Huong are still popular. Commercial hybrid rice cultivation takes place mostly under irrigated conditions in the northern and central areas.
Viet Nam has been the world's second largest rice exporter since the mid-1990s, but rice farmers are still poor due to low rice prices. Diversification of the intensive rice system has been promoted to improve farmers' livelihoods.
The Vietnamese are among the world's top five rice consumers. Banh Chung - or glutinous rice cake - is a popular dish during the celebration of the Lunar New Year (Tet). According to legend, 3 000 years ago the sixth King of the Hung dynasty nominated as his heir the person who offered Banh Chung to him during Tet. Over the years, Banh Chung has evolved into many forms and shapes. Since cooking one Banh Chung takes as much time as 10 Banh Chung, people usually prepare them in abundance.
Bán gạo online - ban gaoonline - gao online
Công ty CP Xuất Khẩu Thanh Niên
Chuyên:
- sản xuất và kinh doanh xuất khẩu lúa gạo
- đóng gói, phân phối vận chuyển gạo tận nơi
- bán lẻ gạo online các sản phẩm gạo xuất khẩu
Tên hàng:
- Gạo tám xoan
- Gạo nàng thơm chợ đào
- Gạo tẻ
- Gạo điện biên
- Gạo thái lan (giống thái lan)
- Gạo Nhật bản
Dịch vụ: giao gạo tận nơi trong toàn thành phố HCM
Giá cả: hợp lý
Thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
ưu tiên: khách hàng đặt mua hàng thường xuyên, số lượng lớn
Liên hệ Bộ phận nhận đơn hàng để biết thêm chi tiết:
08.73030585 - gặp chị Hà - hoặc chị Tú
08.73040485 - Gặp chị Hà - hoặc chị Tú
Gạo ngon (gao ngon, gaongon)
Thế nào gọi là gạo ngon?
Một loại gạo được coi là gạo ngon khi đáp ứng được những yêu cầu sau:
Thứ nhất đó phải là loại gạo không được nhiễm hóa chất bảo quản, bảo vệ thực phẩm nằm ngoài danh mục quy định của bộ y tế. Gạo không bị nấm mốc, là gạo đặc sản nguyên chất không bị pha trộn, hạt đều nhau, có thể cầm lên tay để xem. Gạo ngon thường được cấp chứng chỉ nguồn gốc, an toàn thực phẩm. Gạo phải đảm bảo độ thuần chủng (không lai tạp), giữ được hương vị riêng của từng chủng loại sản phẩm. Gạo phải được bảo quản đúng kỹ thuật, được bao gói cẩn thận ghi rõ ràng ngày tháng, và nơi sản xuất. Quá trình sản xuất gạo phải được quản lý theo quy trình quốc tế, từ khâu nghiên cứu giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, cho đến khi thành cơm ăn.
Gạo ngon hiện được bán ở đâu? gạo được bán ở các cửa hàng, siêu thị của Fivimart, Coop Mart, Metro..
Có gì khác giữa gạo ngon và gạo sạch? gạo ngon thường có thương hiệu, đặc trưng, hương vị riêng, gạo sạch là gạo được quản lý quá trình từ giống đến xử lý sau thu hoạch đảm bảo hợp vệ sinh.
Giá gạo ngon có những loại nào? giá gạo ngon đa dạng nhiều loại như: gạo nàng thơm chợ đào, gạo tám hải hậu, gạo đặc sản điện biên...
Các nấu gạo ngon như thế nào? tùy từng loại sản phẩm, sẽ có cách hướng dẫn và tỉ lệ nước trên từng bao gói gạo nhất định.
OREC, ý tưởng về tổ chức các nước xuất khẩu gạo
Trong khi các nước châu Á đang tỏ ra hào hứng với ý tưởng của Thái Lan về việc thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu gạo (OREC) giống như mô hình Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), thì nhiều chuyên gia lại cảnh báo, OREC không phải là cái phao như mọi người vẫn nghĩ.
Để bảo vệ ý tưởng được đánh giá là khá mạnh dạn này, Thái Lan nêu ra những cái lợi mà OREC có thể mang lại như: Tránh được rủi ro của biến động giá gạo, ấn định được giá gạo trên thị trường thế giới đồng thời ổn định giá trên thị trường nội địa, dự báo về giá cả để làm cơ sở cho các quyết định về năng suất hay đầu tư kỹ thuật cho nông dân... Trong bối cảnh cơn sốt trên thị trường gạo nóng không kém cơn sốt dầu mỏ, cả thế giới bị cuốn vào cuộc tìm kiếm chiến lược nhằm bình ổn thị trường gạo, thì ý tưởng của Thái Lan về việc thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu gạo (OREC) thu hút được sự chú ý của dư luận là tất yếu.
Tuy nhiên, phân tích kỹ mọi khía cạnh của “dự án OREC”, các nhà chính trị và giới kinh doanh đã nhận thấy OREC bộc lộ nhiều bất cập. So với OPEC, OREC có những khác biệt cơ bản cả về bản chất thị trường cũng như nguyên tắc hoạt động. Và nếu được hình thành trong giai đoạn hiện nay, OREC sẽ sớm vượt ra ngoài tầm kiểm soát của tất cả các nước thành viên.
Thứ nhất, không giống với dầu thô, gạo là mặt hàng khó quản lý về sản lượng do việc sản xuất gạo phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Theo đề xuất của Thái Lan, 5 quốc gia châu Á được mời tham gia OREC gồm ẤËn Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, sản xuất tổng cộng mỗi năm khoảng 60 triệu tấn gạo và cung cấp hơn 60% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, cả Ấn Độ và Việt Nam đã phải ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu để bảo đảm dự trữ và bình ổn giá gạo nội địa. Là một trong những nước xuất khẩu gạo, nhưng Myanmar hiện đang rất lo lắng vì trận bão khủng khiếp Nagris, vừa tàn phá nhiều kho dự trữ gạo của nước này. Gặp khó khăn về nguồn gạo dữ trữ, chắc chắn Myanmar không thể tính đến chuyện xuất khẩu. So với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, sản xuất gạo là một thế mạnh của Lào và Campuchia nhưng chưa thực sự đủ mạnh trên thị trường thế giới nếu không có sự góp sức của những nước xuất khẩu lớn khác như Việt Nam và Ấn Độ. Vì vậy, nếu chỉ xét về tổng sản lượng, về nguyên tắc OREC có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới, nhưng chỉ cần một nước thành viên gặp thiên tai cũng tác động đến kế hoạch hành động của cả nhóm.
Thứ hai, gạo không có sẵn như dầu mỏ. Không phải giá gạo thế giới tăng là OREC có thể tăng ngay nguồn cung để bình ổn giá. Vì vậy, không thể coi việc sản xuất gạo dễ dàng và nhanh chóng như hút dầu từ giếng khoan. Sự thiếu hụt trước mắt không thể giải quyết tức thì như OPEC từng làm, mà chỉ có thể là một bài học kinh nghiệm cho việc lên kế hoạch sản xuất vụ sau.
Thứ ba, không thể coi gạo là mặt hàng dự trữ lâu dài như dầu mỏ vì gạo chỉ duy trì được chất lượng trong một thời gian bảo quản nhất định. Dự trữ gạo nếu dư thừa, tuy trước mắt có thể góp phần làm giảm giá, nhưng lại gây tác hại cho nhà nông cũng như chính phủ nước xuất khẩu.
Thứ tư, tất cả những nước xuất khẩu gạo hiện nay đều là các nước đang phát triển. Ngoài các yếu tố như kỹ thuật, thời tiết, các nước này vẫn đứng trước thách thức lớn khi vừa phải duy trì đất canh tác để có nguồn thu từ xuất khẩu nông sản, vừa phải đảm bảo diện tích cho phát triển các khu công nghiệp cũng như đô thị hoá. Thời gian qua, khi “sóng ngầm giá lương thực” lặng lẽ tràn qua nhiều nước, Philippines được nhắc đến là một điển hình về sự mất cân đối này. Từ một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cách đây vài chục năm, giờ đây Philippines trở thành một trong những nước nhập khẩu nhiều gạo nhất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn cung gạo. Sau nhiều năm để ngành công nghiệp “chiếm” dần đất của nông nghiệp, mới đây, Chính phủ Philippines đã phải quyết định mở rộng diện tích trồng lúa. Hơn nữa, khi một trong những nguyên nhân chính của giá gạo tăng là dân số thế giới tăng chóng mặt, thì diện tích đất trồng lúa không bao giờ có thể “chạy theo kịp”.
Đó là những yếu tố con người tác động đến nguồn cung ứng gạo, chưa tính đến yếu tố thời tiết, điều mà bất kỳ nước nông nghiệp nào cũng ý thức được. Đợt hạn hán kéo dài trong hai năm qua là bài học mới nhất cho thấy biến đổi khí hậu đã khiến sản xuất nông nghiệp vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, kể cả tại những nước có nền nông nghiệp hiện đại như Australia hay New Zealand.
Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan đưa ra đề xuất trên. Năm 2001, ý tưởng OREC đã được Thái Lan đề cập tới song không nhận được sự hưởng ứng của những nước liên quan. Gần đây, ý tưởng này lại được đưa ra và nhận được sự quan tâm hơn. Tuy nhiên, một ý tưởng mới có thể là chiếc phao cứu sinh nhưng cũng có thể tạo ra vùng xoáy mới nếu không được nghiên cứu cẩn trọng.
Minh Quân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)