Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi

TT - Mặc dù gạo VN hiện vẫn xuất đều sang châu Phi, song so với tiềm năng thực tế vẫn còn dư địa rất lớn để có thể tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường này. Ngày 25-11, tại TP.HCM, Bộ Công thương và Tổ chức Pháp ngữ (OIF) đã tổ chức hội nghị với nhiều đại biểu đến từ châu Phi nhằm tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của VN. Phát biểu tại hội nghị, bà Macaria Baira - phó chủ tịch Tổ chức Hợp tác quốc tế và hội nhập khu vực Nam châu Phi - khẳng định: “Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy gạo VN có chất lượng rất tốt và giá cả cạnh tranh, vì vậy nhiều doanh nghiệp châu Phi muốn chuyển sang nhập khẩu gạo VN”.
Tiềm năng lớn, nhưng...Theo bà Macaria Baira, hằng năm các thành viên của tổ chức này nhập khẩu một khối lượng gạo khoảng 140.000 tấn và dự kiến chuyển khoảng 50% sản lượng này sang nhập gạo VN thay vì các nước Thái Lan, Ấn Độ... như trước. Bà Macaria Baira cũng khẳng định các đối tác châu Phi đều muốn nhập khẩu gạo trực tiếp từ VN, chứ không phải thông qua các tổ chức trung gian như thời gian qua để giảm giá thành.Ông Jules Touka Tchakonte - Phòng Thương mại và công nghiệp Cameroon - cho biết mức tiêu thụ gạo tại CEMAC (Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi) với 35 triệu dân này đã tăng gấp đôi trong bốn năm qua, với tổng giá trị nhập khẩu hằng năm khoảng 180 triệu USD. Riêng năm 2009, dự kiến thị trường này tiêu thụ khoảng 550.000 tấn. “Nhưng hiện nay VN chỉ là nhà xuất khẩu (XK) gạo thứ năm vào thị trường này, vị trí này chưa tương xứng với tiềm năng của một đất nước XK gạo hàng đầu như VN” - ông Jules Touka Tchakonte nói. Tương tự, ông Namadou Samb - đại diện khu vực Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (IUEMOA) - cho biết khu vực hơn 80 triệu dân này có nhu cầu nhập khẩu gạo khá lớn, nhưng đến nay gạo VN chỉ mới chiếm 14% thị trường, thấp hơn nhiều so với con số 36% của gạo Thái Lan. Theo số liệu cung cấp tại hội nghị, trong những năm gần đây châu Phi đã trở thành một trong những thị trường XK gạo chủ lực của VN, chiếm bình quân 15-20% tổng sản lượng gạo XK hằng năm của VN, đứng thứ ba sau hai thị trường XK gạo của chính VN là châu Á và Trung Đông. Riêng năm 2008, đến ngày 18-11 VN đã xuất sang châu Phi khoảng 1 triệu tấn gạo, chiếm 25,6% tổng sản lượng XK gạo của VN. Đặc biệt, kim ngạch XK gạo của VN sang các nước IUEMOA trong chín tháng đầu năm 2008 đạt 121 triệu USD, tăng hơn 137% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến tại hội nghị, so với nhu cầu nhập khẩu gạo hằng năm khá lớn của thị trường này, gạo VN vẫn còn rất nhiều dư địa để khai thác.

Phải khai thôngTổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) vừa ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo loại 5% tấm sang Malaysia. Theo hợp đồng này, giá gạo được bán ở mức 460 USD/tấn theo phương thức giao nhận CF (người bán chịu
Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) vừa ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo loại 5% tấm sang Malaysia. Theo hợp đồng này, giá gạo được bán ở mức 460 USD/tấn theo phương thức giao nhận CF (người bán chịu cước thuê tàu), thời gian giao hàng từ nay tới tháng mười hai.Đây là hợp đồng xuất khẩu gạo có khối lượng lớn được ký trong vòng hai tháng qua sau nhiều tuần giao dịch trầm lắng do nhu cầu yếu và giá cả thấp. cước thuê tàu), thời gian giao hàng từ nay tới tháng mười hai. Đây là hợp đồng xuất khẩu gạo có khối lượng lớn được ký trong vòng hai tháng qua sau nhiều tuần giao dịch trầm lắng do nhu cầu yếu và giá cả thấp.Tại hội nghị, hầu hết đại biểu đều thừa nhận các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu gạo VN và châu Phi chưa có cơ hội làm việc trực tiếp với nhau, gạo VN xuất sang châu Phi chủ yếu qua các tổ chức trung gian. Theo ông Jules Touka Tchakonte, do xuất qua khâu trung gian nên giá gạo VN vào thị trường này bị đẩy lên rất cao. Chẳng hạn, giá gạo bình quân tại khu vực này hiện lên tới 800 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng chủng loại của VN đang XK thấp hơn nhiều. Theo các đại diện đến từ châu Phi, ngoài chuyện XK qua trung gian, công tác quảng bá sản phẩm gạo VN tại thị trường này hiện cũng chưa được quan tâm. “Ngay cả gạo đang ăn hằng ngày tôi cũng không biết là gạo VN, Thái Lan hay Trung Quốc” - ông Jules Touka Tchakonte nói. Bà Lê Thị Thanh Diễm, giám đốc Công ty TNHH Việt Phong (Cái Bè, Tiền Giang), thừa nhận: mặc dù quan tâm đến thị trường châu Phi nhưng rất khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về các đối tác nên đơn vị này vẫn phải xuất qua một khâu trung gian. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp VN, khó khăn lớn nhất trong hoạt động XK sang thị trường châu Phi chính là khâu thanh toán. “Có nhiều khách hàng từ châu Phi đề nghị mua gạo theo hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) nhưng chúng tôi đành phải từ chối vì sợ rủi ro và thanh toán phức tạp. Thậm chí có khách hàng trả trước 30% giá trị hợp đồng nhưng không mở LC cũng đành phải từ chối” - bà Diễm nói. Tương tự, bà Phan Thị Thúy Truyển, giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại - du lịch - đầu tư An Giang, cho biết nhiều doanh nghiệp XK gạo VN được chào mời xuất hàng sang thị trường này nhưng đều cảm thấy e ngại. Theo bà Truyển, không chỉ thiếu thông tin về đối tác, vấn đề thanh toán còn thiếu an toàn nên người bán còn rất dè dặt. Tuy nhiên, theo giám đốc một doanh nghiệp VN, những khó khăn trong khâu thanh toán nêu trên hoàn toàn có thể tháo gỡ được với điều kiện các ngân hàng thương mại VN vào cuộc, thông qua hợp tác với một số ngân hàng có uy tín tại khu vực này. “Nếu xây dựng được mối quan hệ này, hoạt động XK gạo của VN sang thị trường châu Phi chắc chắn sẽ tốt hơn” - vị giám đốc này nói. Còn theo ông Namadou Samb, để giải quyết những khó khăn này, chính phủ các nước phải có những chính sách trao đổi cấp quốc gia, hình thành các thỏa thuận mua bán song phương. “Đặc biệt, cần phát triển các công cụ thương mại như bảo hiểm, hậu cần, các vấn đề pháp lý, kiểm tra chất lượng... để xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu gạo giữa các nước châu Phi và VN” - ông Namadou Samb nói. TRẦN MẠNH - HẢI ĐĂNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét